BÀI VIẾT CHUYÊN MÔN

Hoạt động thi công xây dựng luôn tiềm ẩn khả năng xảy ra các tình huống, sự kiện khách quan, không lường trước được trên công trường mà có thể gây đình trệ tiến độ hoặc làm phát sinh thêm chi phí thi công cho Nhà Thầu.

Xuất phát từ quan điểm Chủ Đầu Tư – với tư cách là chủ sở hữu hoặc là người có quyền quản lý Công Trường – là chủ thể thông thuộc với các điều kiện (cả tự nhiên và nhân tạo) của Công Trường. Ngược lại, Nhà Thầu thường không có bất kỳ thông tin gì về Công Trường. Hơn nữa, trong giai đoạn đấu thầu, Nhà Thầu cũng có một khoản thời gian rất hạn chế để điều tra, khảo sát Công Trường. Do đó, nhằm mục đích tạo ra sự cân bằng về lợi ích và rủi ro giữa Chủ Đầu Tư và Nhà Thầu, Khoản 4.12, Điều Kiện Chung (“ĐKC”) của mẫu hợp đồng FIDIC Red Book (“Sách đỏ”) phiên bản 2017 đã quy định theo hướng Chủ Đầu Tư sẽ là bên chịu rủi ro cho các điều kiện vật chất không lường trước được xảy ra tại Công Trường. Theo đó, nếu Nhà Thầu sẽ được gia hạn thời gian hoàn thành (“EOT”) và được Chủ Đầu Tư thanh toán Chi Phí phát sinh.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng, với tư cách là một đơn vị xây dựng chuyên nghiệp, Nhà Thầu cũng phải có nghĩa vụ tự đánh giá và cân nhắc các điều kiện của Công Trường trước khi nộp Hồ Sơ Dự Thầu. Đây là vấn đề được quy định tại Khoản 4.10, ĐKC. Do đó, cũng sẽ là không hợp lý nếu quy định mọi rủi ro của Công Trường là rủi ro của Chủ Đầu Tư, ngay cả khi đây là các rủi ro mà Nhà Thầu hoàn toàn có thể lường trước.

Trong bài viết này, ATIM sẽ phân tích các quy định tại Khoản 4.10 và 4.12, ĐKC của Sách đỏ phiên bản 2017 nhằm làm rõ mối quan hệ tương quan của 2 quy định này cũng như điều kiện để Nhà Thầu có quyền khiếu nại. Trên cơ sở đó, ATIM cũng đưa ra một số khuyến nghị với Nhà Thầu để đảm bảo quyền lợi của mình khi vận dụng Khoản 4.12, ĐKC.

Chi tiết vui lòng truy cập tại đây.

_______________

Trường hợp người đọc có câu hỏi hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Bà Huỳnh (Luật sư điều hành) - huynhnt@atim.com.vn/ 0919200280